Tháp Dương Long
Công trình Tháp Dương Long (Tháp Chăm Dương Long) là kiến trúc được xây dựng từ thời vương quốc Chăm Pa. Đây là công trình mang đậm nét văn hóa cổ xưa. Khi đến thăm Bình Định nhất định bạn phải ghé thăm nơi đây. Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng “không thể bỏ qua”.
Tháp
Dương Long là quần thể kiến trúc tháp Chăm lớn nhất và đẹp nhất trên dải đất miền
Trung – niềm tự hào của người Bình Định.
Năm
2015, quần thể Tháp Chăm Dương Long được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di
tích Quốc gia đặc biệt.
Tháp Dương Long Ở Đâu?
Tháp
Dương Long nằm giữa địa phận của hai thôn An Chánh, xã Bình Tây và thôn Vân Tường,
xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Bạn có thể nhìn thấy quần thể tháp
Dương Long từ một khoảng cách khá xa.
Ngoài
cái tên tháp Dương Long thì tháp còn được gọi bằng một số cái tên khác theo địa
danh do người dân ở đây đặt cho như: tháp Bình An, tháp An Chánh hay tháp Vân
Tường. Người Pháp gọi di tích tháp Dương Long là tháp Ngà.
Kiến Trúc Tháp Dương Long
Tháp
Dương Long là một quần thể tháp gồm ba tòa tháp được xây dựng thẳng hàng theo
hướng Bắc Nam, cửa chính của 3 tòa tháp đều mở về hướng Đông.
Tồn
tại đến nay đã qua hàng trăm năm và trải qua thời gian với bao thăng trầm, sự
tàn phá của chiến tranh, cho đến ngày nay quần thể tháp Dương Long bị hư hỏng
khá nhiều, nhưng nét kiến trúc độc đáo của nó vẫn còn rất rõ nét.
Tháp
Chăm Dương Long là cụm tháp xây bằng gạch cao nhất Đông Nam Á còn tồn tại. Tháp
gồm 3 ngọn trong đó tháp ở giữa cao khoảng 39m, hai tháp hai bên cao lần lượt
là 32m và 33m.
Tháp
Dương Long cũng như các tòa tháp Chăm khác (Tháp Đôi, Tháp Bánh Ít) có chung một
nét thiết kế là được chia thành ba phần: phần đế, phần thân và phần mái tháp.
-
Phần đế được xây dựng khá cao, vững chãi trên nền gạch hoặc đá nguyên khối.
-
Phần thân tháp được trang trí rất nhiều chi tiết hoa văn tinh xảo nét đặc trưng
của người Chăm xưa.
-
Phần mái được thiết kế xây dựng thành các tầng nhỏ dần, mỗi tầng thể hiện một họa
tiết trang trí khác nhau như sư tử, voi, bò thần Nadin, rắn thần Naga, …
Cửa
chính của tháp được xây dựng bằng gạch trải qua thời gian đã bị xuống cấp nhiều,
không còn giữ được nguyên trạng như lúc đầu nhưng theo những tài liệu cũ ghi
chép lại cho thấy các cửa chính của tháp Dương Long trước đây được xây có mái
vòm vát chéo lên phía trên. Hai trụ cửa được làm bằng đá khối và bên ngoài chạm
khắc hình thần Garuda chân quắp hai đầu rắn. Xung quanh là những cửa giả kích
thước nhỏ hơn mô phỏng lại theo kiến trúc của cửa chính. Đỉnh trụ được thay bằng
họa tiết lá nhĩ với bên trong là mặt Kala, trong miệng nhả ra bảy con rắn với
hình dáng uốn lượn, bên ngoài được bao bọc bởi thân rắn uốn quanh.
Hai
tòa tháp Bắc và Nam của quần thể Tháp Dương Long được xây dựng tương đối giống
nhau về kích cỡ và hình dáng. Chỉ khác nhau họa tiết chạm khắc trên tháp.
-
Tháp Bắc trên viền những khối đá dùng để ngăn cách phần thân và đế được chạm khắc
các hình sư tử và voi nối liền với nhau thành vòng.
-
Còn ở tòa tháp Nam họa tiết chạm khắc là những bầu vú tròn trịa xếp sát nhau,
cùng với hình những vị đạo sĩ ngồi trên lá đề, dưới cùng là hình sư tử, hình
người và những hình thù kỳ dị khác.
Tòa
tháp giữa cao hơn hẳn so với hai tòa tháp còn lại nhưng họa tiết trang trí
không được làm tỉ mỉ như hai tòa tháp hai bên.
Bên
cạnh đó, kiến trúc của tháp Dương Long còn có một chút ảnh hưởng từ văn hóa của
Đại Việt (tên nước Việt Nam xưa) có các hình điêu khắc thủy quái Makara mang
nhiều nét giống với hình ảnh con rồng trong điêu khắc Đại Việt thời Lý – Trần.
Tất
cả mọi thứ nói trên đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của Tháp Dương Long.
Lịch Sử Của Tháp Dương Long
Nhiều
nhà nghiên cứu dựa trên những họa tiết trang trí, chạm khắc trên tháp đánh giá
Tháp Dương Long chịu ảnh hưởng nhiều từ kiến trúc nghệ thuật Kh’mer.
Vào
khoảng cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII vùng đất này phải chống chịu rất nhiều
cuộc xâm lăng của Tchenla (Chân Lạp). Và cũng từng nằm dưới sự quản lý của người
Kh’mer trong thời gian khá dài. Nên có khả năng tháp được xây dựng trong thời
gian đó nên bị ảnh hưởng đôi chút trong nét kiến trúc.
Kết
quả của nhiều cuộc khai quật khảo cổ và những dấu tích kiến trúc đã hư hỏng để
lại cho thấy nơi đây đã từng là một khu đền tháp lớn của người Chăm. Ba ngôi
tháp này là phần kiến trúc trung tâm của khu đền, thờ ba vị thần tối cao của Ấn
Độ giáo: Brahma, Visnu và Shiva.
Vẻ Đẹp Của Quần Thể Tháp Dương Long Bình Định
Sở
hữu vẻ đẹp độc đáo cùng với niên đại hàng trăm năm, tháp Dương Long được xem là
địa điểm du lịch hấp dẫn du khách đến thăm tại Bình Định. Đến đây bạn sẽ được
chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, cổ kính của tòa tháp Chăm lớn nhất Đông Nam Á.
Không những thế bạn còn có dịp ghé thăm những làng nghề chế tác gốm nổi tiếng của
người Chăm như Gò Cây Ké, Gò Hời.
Quần
thể tháp Dương Long là một địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách du lịch đến
đây để khám phá nét kiến trúc độc đáo của của nơi này.
Nguồn: BinhDinh.net
Post a Comment